Laminate và melamine đều là vật liệu trang trí bề mặt phổ biến trong lĩnh vực gia công đồ gỗ (đặc biết là tủ bếp), nhưng rất nhiều người vẫn thường lẫn lộn chúng với nhau, gọi melamine là laminate và ngược lại. Trên thực tế, hai loại vật liệu này rất khác nhau.
Melamine được làm từ giấy phim in màu hoặc vân gỗ sau khi được ngâm qua keo Melamine trong suốt thì được sấy khô và ép dán trực tiếp bằng máy ép nhiệt lên bề mặt cốt gỗ. Lớp nhựa Melamine phủ ngoài có tác dụng chống mài mòn, chống chầy xước, chống thấm nước… nên khá phù hợp với yêu cầu của tủ bếp.
Laminate tuy được nhắc đến như là một vật liệu bề mặt đặc biệt có thể chịu lửa nhưng nó chỉ có tính năng chịu lửa ở mức độ nhất định chứ không hoàn toàn chống lửa. Gỗ dán laminate là gỗ tấm (ván dăm hoặc ván sợi MDF) được dán bên ngoài bằng laminate, sau đó trải qua quá trình ép dán trong các xưởng gia công đồ gỗ.
So với Melamine, ép dán laminate lên bề mật tấm cốt gỗ phức tạp hơn một chút. Melamine có thể ép dán trực tiếp lên cốt gỗ, còn laminate cần phải lăn qua keo và ép ít nhất trong khoảng 1 ngày bằng máy ép mới có thể sử dụng. Nhiều xưởng sản xuất đồ gỗ không trang bị máy móc chuyên dụng nên ép tấm thủ công, khiến cho chất lượng gỗ dán laminate không đảm bảo, dễ bị phồng rộp.
Laminate(formica) thông thường gồm ba lớp: lớp bề mặt, lớp giấy thẩm mỹ và lớp giấy nền (nhiều lớp giấy graft). Lớp bề mặt và lớp giấy thẩm mỹ được ngâm qua keo melamin, giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn… Các lớp giấy graft tạo cho Laminate có tính dẻo dai và chống va đập tốt hơn.
Laminate cấu tạo gồm 3 lớp, tương đôi dày (Laminate của các nhãn hàng nổi tiếng như Wilsonart, Fomica đều có độ dày từ 0.8mm trở lên), còn Melamine chỉ có 1 lớp, khá mỏng. Cho nên, tính năng chịu xước, chịu mài mòn của Laminate cũng tốt hơn Melamine, giá cũng cao hơn Melamine. Tuy chúng đều là hai vật liệu bề mặt được phủ keo Melamine nhưng độ dày và cấu tạo không giống nhau khiến cho tính năng của chúng cũng khác nhau. Tùy vào mục đích và yêu cầu của từng sản phẩm mà người thợ gia công đồ gỗ lựa chon cho mình loại vật liệu bề mặt thích hợp.
(Nghiem Gia Architecture + Design – Sưu tầm)