Quy trình thi công trần thả thạch cao
*Cách thi công trần nổi:
1.1/ Cấu tạo.
– Thanh chính: Là thanh T3.660 có tác dụng chịu lực chính.
– Thanh phụ: Là thanh T1.220, T610 có tác dụng liên kết các thanh chính, thanh phụ với nhau.
– Thanh V: Là thanh dùng để liên kết T3.660, T1.220,T610 với tường.
– Các vật tư khác:Ty treo, tăng đơ, nở sắt, pastreo, vít tôn, đinh bê tông, đinh tán…
1.2/ Quy cách thi công.
– 610 x 610.
– 610 x 1.220.
1.3/ Các chủng loại.
– Khung xương Vĩnh Tường: Fire Stop, Top Line, Fine Line.
– Khung xương Hitacom: Standard.
– Khung xương Daiken: Standard.
1.4 Tấm Trần
Tấm thạch cao.
– In lụa:
+/ Vĩnh Tường.
+/ Lagyp.
– Phủ PVC ngoại:
+/ Vĩnh Tường.
+/ Lagyp.
– Thạch cao tiêu âm:
+/ Gyproc.
+/ Lagyp.
Tấm sợi khoáng.
– Tấm USG: Radar CP RH 95.
– Tấm Daiken: New Excel – Tone MR,
Astral Excel – Tone MR.
– Tấm Amstrong: ANF RH 90, Cortega.
Tấm chịu nước, chống cháy.
– Tấm UCO: 3,5mm, 4,5mm, 6mm.
– Tấm Prima: 3,5mm, 4,5mm, 6mm
– Tấm Eterpan: 4,5mm, 6mm.
* Hướng dẫn lắp dựng trần thả:
1. Chuẩn bị:
Dụng cụ: Khoan bêtông, quần áo BHLĐ, dàn giáo, dây mực, ống nước Livô
Vật tư: Thanh xương T3.6, T1.2, T0.6, Vtường, Bastreo, tăng đơ, ty thép, nở sắt
2. Thi công:
Xác định cao độ trần:
Lắp ghép khung xương: Sau khi xá định được cốt trần, ta tiến hành đóng V tường xung quanh ( lưu ý khoảng cách giữ hai điểm đóng đinh bê tông là 20 – 25cm ). Dùng khoan bê tông ( mũi khoan f6 ) khoan vào trần thô bêtông phía trên ( nếu là trần khung nhà thép tiền chế thì ty thép được buộc vào xà gồ hoặc gắn Bastreo vào xà gồ, sau đó móc ty thép vào Bastreo ), sau đó đóng nở sắt đã có gắn sãn Bastreo từ trước vào các vị trí lỗ đã được khoan ( khoảng cách của các vị trí này 90 – 100 x 120cm ),
Dùng dây thép uốn hai đầu hình móc câu ngược nhau. Xác định chiều dài của ty thép bằng cách đo từ cốt trần lên điểm móc dây thép cộng thêm 15 – 20cm ( để thuận tiện cho việc cân giàn sau này ). Cắt đôi dây thép một đầu móc vào Bastreo và được nối so le với nhau bằng tăng đơ ( tăng đơ này có tác dụng điều chỉnh độ ngắn dài của dây thép ), kết thúc việc treo ty thép ta được các điểm treo khung xương có khoảng cách 90 – 100 x 120cm. Sau khi có các điểm treo ta tiến hành treo khung xương theo trình tự. trước tiên ta tiến hành treo thanh T3.6 bằng cách móc một đầu còn lại của ty thép vào các lỗ có sẵn trên thanh T3.6, khoảng cách giữa hai thanh T3.6 là 1,2m, tiếp theo cài thanh T1.2 vuông góc với thanh T3.6 bằng các đầu cài vào các lỗ có sẵn trên thanh T3.6, khoảng cách giữa hai thanh T1.2 là 60cm, kết thúc việc treo thanh T1.2 ta được hệ khung xương có kích thước 60 x120cm, để có hệ khung xương có kích thước 60 x60cm ta chỉ việc cài thêm thanh T0.6 vào giữa hai thanh T1.2.
Cân giàn: Dùng dây căng từ mép V bên này sang mép V đối diện ( các điểm này nhiều hay ít phụ thuộc vào kích thước mặt bằng hiện đang thi công ) điều chỉnh và cân hệ khung xương theo dây cân giàn bằng cách một tay bóp mạnh vào đầu tăng đơ và một tay điều chỉnh dây thép treo, kết thúc việc cân giàn ta được một hệ khung xương hoàn chỉnh.
Thả tấm: Khi đã có hệ khung xương hoàn chỉnh 60 x 120 hoặc 60 x60 bước tiếp theo là thả tấm. Tùy theo kích thước của khung xương để chọn kích thước của tấm thả cho phù hợp, các tấm trần được thả vào các ô của khung xương ( lưu ý trong việc thả tấm tay phải được lau sạch hoặc đeo găng tay, tránh tình trạng để lại các vết bẩn do dấu tay để lại trên mặt tấm. Kết thúc việc thả tấm ta có một hệ trần treo hoàn thiện.
(Nghiêm Gia Architecture + Design – Sưu tầm)